Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan lựa chọn dành tặng cho Thủ tướng Phạm Minh Chính là một hộp sơn mài đen với bốn phẩm trà shan tuyết cổ thụ Suối Giàng (gồm Bạch Trà, Hồng Trà, Hoàng Trà, Diệp Trà)
Trước khi chủ trì hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành thời gian đi thăm các khu trưng bày những sản phẩm, thành tựu của ngành nông nghiệp trong năm 2023.
Một trong những sản phẩm tiêu biểu của ngành nông nghiệp được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan lựa chọn dành tặng cho Thủ tướng Phạm Minh Chính là một hộp sơn mài đen với bốn phẩm trà shan tuyết cổ thụ Suối Giàng (gồm Bạch Trà, Hồng Trà, Hoàng Trà, Diệp Trà). Đây đều là những phẩm trà được tạo ra từ những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi của đỉnh núi Suối Giàng (Yên Bái).
Đây cũng không phải là lần đầu tiên Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói về giá trị của bốn phẩm trà này, và ẩn ý bên trong hộp sơn mài đen mà Bộ trưởng nhắc đến đó chính là nơi lưu giữ của rất nhiều tài liệu quan trọng, trong đó có cả Nghị quyết 19 và Quyết định 150 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cầm hộp sơn mài một cách nâng niu và trân trọng, Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong rằng những phẩm trà này sẽ góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe cho Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Suối Giàng thuộc tỉnh Yên Bái, có 4 phẩm trà - Diệp Trà (Green Tea) - Hoàng Trà (Yellow Tea) - Hồng Trà (Black Tea ) - Bạch Trà (White Tea).
Hình ảnh cây chè cổ thụ tại Suối Giàng, Yên Bái
Đặc trưng về vị của Diệp Trà là không đắng chát như trà bình thường, do được trồng ở vùng núi cao nên 9/12 tháng sương mù bao phủ, ít quang hợp, lượng tanin và cafein rất ít.
Diệp Trà gồm một tôm và hai lá non. Để làm nên Diệp Trà, chè được hái về không ủ mà sao rồi cất đi ngay để giữ hương vị tươi mới, không cần phải trải qua các công đoạn chế biến như lên men, loại bỏ màu xanh và oxy hóa nên nước trà có màu xanh vàng tự nhiên, hấp dẫn.
Diệp Trà có hàm lượng EGCG cao giúp chống oxy hóa, giảm đường huyết, phòng chống ung thư về đường ruột, tăng cường miễn dịch, tốt cho xương và răng miệng.
Hoàng Trà gồm một tôm, một lá non và một lá trưởng thành. Sau khi thu hái, Hoàng Trà được sao nhẹ, vò và phơi. Hoàng Trà giữ được hương thơm êm dịu và tươi mát của lá chè non, nước trà có màu vàng óng tuyệt đẹp.
Sau khi uống vào sẽ có cảm nhận ngay ở đầu lưỡi về vị hơi chát nhưng lại thanh, rồi sau đó thì mới thấy vị ngọt hậu ở cổ họng. Hoàng Trà còn có hiệu quả tuyệt vời trong việc bảo vệ sức khoẻ như thanh lọc cơ thể, giảm cholesterol, nâng cao hệ miễn dịch, chống lão hóa, ngăn chặn tế bào ung thư và giảm stress.
Hồng Trà gồm một tôm và hai lá trưởng thành - có hương vị của trời đất, hương thơm mật ong và hoa cỏ. Sau khi thu hái, Hồng Trà được phơi héo, vò, ủ lên men, phơi nắng và sấy lên hương. Hồng Trà có độ oxy hóa hoàn toàn 100% nên thành phẩm có màu đen, nước Trà pha ra có màu đỏ nâu, mang hương vị thơm đặc biệt, thỏa mãn những Trà nhân khó tính nhất. Hồng Trà còn được gọi là Trà dưỡng nhan, không chứa caffeine và axit oxalic, có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa, làm ấm, hỗ trợ tiêu hóa, thải độc gan và làm đẹp da.
Quý hiếm nhất là Bạch Trà, mỗi vụ chỉ thu hái được hơn chục kilogram. Sau khi thu hoạch, các nghệ nhân sẽ làm các búp chè lên men tự nhiên bằng các kỹ thuật tỉ mỉ bí truyền để từ nhiều cân chè tươi cô lại thành Bạch Trà. Bạch Trà pha ra có màu vàng rất nhẹ và trong, uống vào lại có vị trà ngọt nhẹ đặc biệt tinh tế. Bạch Trà chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và cực kì có lợi cho sức khỏe.
Bạch Trà được đánh giá là một loại thuốc bổ tuyệt vời, là một trong những quà tặng quý giá của thiên nhiên, có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật, là lá chắn bảo vệ tế bào, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tim mạch, chống đột quỵ, hạn chế cholesterol, chống oxy hóa và ngăn chặn tế bào ung thư, làm giảm tỷ lệ mắc các chứng Parkinson và Alzheimer.
Với Trà shan tuyết cổ thụ thì càng để lâu càng quý và dược tính trong trà càng cao, hàm lượng những chất chống lão hóa (EGCG) trong trà cực kỳ cao. Nhờ đó mà Trà shan tuyết cổ thụ Suối Giàng đã nổi tiếng hàng trăm năm qua.
Tứ Đại Danh Trà Suối Giàng được đặt trong một chiếc hộp sơn mài, được chế tác từ bàn tay của những nghệ nhân tinh hoa của làng nghề sơn mài truyền thống đã có lịch sử lâu đời từ thế kỷ XVI.
Đặc biệt, mỗi một chiếc hộp sơn mài đều là độc nhất vô nhị, bởi một năm làng nghề chỉ làm ra đúng 1.000 sản phẩm. Hộp sơn mài dành tặng Thủ tướng mang số 940/1000 của năm 2023.
Hộp quà tặng sơn mài của Vietnam Teashop, do Bộ NN-PTNT kính tặng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Trong mỗi hộp quà tặng của Vietnam Teashop đều kèm theo một cuốn sách nhỏ được viết bằng bốn thứ tiếng (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật), hướng dẫn chi tiết cách pha trà và những kiến thức về vùng Trà shan tuyết cổ thụ Suối Giàng - Vùng đất được mệnh danh là thủy tổ của Trà cổ thụ.
Bên trong hộp quà tặng sơn mài của Vietnam Teashop gồm Tứ Đại Danh Trà Suối Giàng kèm theo một cuốn sách hướng dẫn được viết và dịch thành 4 thứ tiếng.
Bên trong hộp quà tặng sơn mài của Vietnam Teashop gồm Tứ Đại Danh Trà Suối Giàng kèm theo một cuốn sách hướng dẫn được viết và dịch thành 4 thứ tiếng.
Nghệ nhân Đào Đức Hiếu mời trà Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các Bộ, ban ngành tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Lần lượt từ trái qua: Nghệ nhân Đào Đức Hiếu giới thiệu về những phẩm Trà đặc biệt của Suối Giàng, Yên Bái; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan
Đặc biệt nhất với Trà shan tuyết cổ thụ Suối Giàng là đều pha được từ 10-15 lần nước. Nhiệt độ thích hợp để pha trà là từ 85 - 90 độ C. Cách pha cũng có sự khác biệt và biến tấu nhưng ý nghĩa và tinh thần mỗi tách Trà không bị phai mờ. Thưởng Trà bằng cả ngũ quan để có thể cảm nhận và tận hưởng được hết sự tuyệt hảo của Trà.
Cảm nhận qua khứu giác: Đó chính là sự êm ái, bùi bùi, mùi hương được duy trì mức độ ổn định lâu dài. Nước khi nguội rồi vẫn còn thơm thanh khiết, đến đáy cốc vẫn còn vấn vương. Cảm nhận vị giác: Ngọt nơi hậu vị xen lẫn cái chan chát khiến tâm trí ta thêm thư giãn, thích thú. Sự cân bằng vị giác này khó có mỹ vị nào đạt được.
Cảm nhận thị giác: Mắt để cảm nhận màu sắc. Màu nước đúng bảng màu với từng loại Trà: xanh, hồng, cam… Màu nước trong, không vẩn đục. Đặc biệt là không có hoặc rất ít bọt khi rót, nếu có bọt sẽ tan ngay. Khi Trà nguội, hay để khô chén khi không uống hết, sẽ không bị bám vết lên chén Trà hay miệng ấm.
Cảm nhận qua xúc giác: Tay cầm chén Trà trong tinh tế và trân trọng. "Chén Trà là đầu câu chuyện" và vì thế mà cung cách mời Trà cũng được chú trọng rất nhiều qua lời truyền dạy của các bậc cổ nhân. Cảm nhận qua thính giác: Lắng nghe tâm trí một cách tĩnh lặng, tận hưởng. Dùng tâm để pha Trà và cảm nhận được sự trọn vẹn mà giá trị của Trà mang lại.
Hình ảnh hiền nhân ngồi bên bàn trà, thư thái cùng tri kỷ về những giá trị trân quý trong cuộc sống đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi người về nền văn hóa Việt. Trà tìm đến với mọi người thật bình dị, nhiều màu sắc, Trà không phân biệt địa vị, không phân biệt tuổi tác mà mang tính gắn kết, hòa nhập, giúp tịnh tâm, nâng cao sức khỏe và lưu giữ giá trị truyền thống lâu đời.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.